Gạo Basmati và gạo trắng thông thường có gì khác nhau?
Bạn đã nghe về loại gạo hạt dài cao cấp của Ấn Độ nhưng đang thắc mắc: "gạo Basmati và gạo trắng Việt Nam có gì khác nhau? Loại gạo nào tốt hơn cho sức khỏe? Hãy cùng Angel Foods tìm hiểu về đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của 2 loại gạo này trong bài viết dưới đây.
Sự khác nhau giữa gạo Basmati và gạo trắng thông thường
Không chỉ khác nhau về nguồn gốc xuất xứ,một loại gạo của Ấn Độ và một loại phổ biến tại Việt Nam, hai loại gạo này đặc điểm riêng biệt, hãy cùng so sánh trong bảng dưới đây:
Đặc điểm |
Gạo Basmati |
Gạo trắng |
|
Xuất xứ |
Thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của người Ấn Độ, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Pakistan |
Trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long |
|
Kích thước |
hạt dài, thon (khi nấu nở theo chiều dài, chiều rộng giữ nguyên) |
hạt ngắn và tròn |
|
Màu sắc |
Màu trẳng ngả vàng |
Màu trắng |
|
Mùi hương |
Mùi thơm đặc trưng hòa quyện giữa mùi lá dứa và hoa nhài |
Không có mùi thơm đặc trưng |
|
Kết cấu |
Khô xốp, khi chín hạt gạo rời |
Dẻo và dính |
|
Chỉ số đường huyết (GI) |
Thấp chỉ từ 50 - 58 |
Trung bình từ 79 - 109 (tùy thuộc vào từng thương hiệu khác nhau) |
|
Hàm lượng dinh dưỡng |
- Hàm lượng asen thấp hơn (Asen là một loại kim loại gây hại cho sức khỏe, thường có xu hướng tích tụ trong gạo) - Nhiều chất xơ, không chứa cholesterol |
- Hàm lượng asen thường cao hơn - Ít chất xơ |
|
Trong 100gr gạo nấu chín |
Calo |
121 Kcal |
130 Kcal |
Carbohydrates |
25.22 g |
28.17 g |
|
Chất xơ |
0.7 g |
0.4 g |
|
Protein |
3.54g |
2.96g |
|
Cách nấu |
Ngâm trước 30 phút trước khi nấu |
Vo gạo và nấu |
|
Ưu điểm |
- Chứa hàm lượng dinh dưỡng cao: + Tốt cho người bị bệnh tiểu đường (chỉ số đường huyết thấp) +Ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ung thư, hạ huyết áp +Kiểm soát cân nặng hiêu quả (nhiều chất xơ) |
- Phổ biến và đa dạng loại - Giá thành phù hợp - Chất gạo dẻo mềm phù hợp với thói quen ăn uống của người Việt - Dễ tiêu hóa, cung cấp năng lượng cho cơ thể |
|
Nhược điểm |
- Giá thành cao (thực phẩm nhập khẩu) - Chất gạo xốp, rời |
- Hàm lượng dinh dưỡng tương đối thấp, cần kết hợp với các loại thực phẩm chứa hàm lượng dịnh dưỡng khác |
Nguồn tham khảo: fatsecret
*GI: tốc độ chuyển hóa Carbonhydrates trong thức ăn thành đường glucose, loại đường mà cơ thể sử dụng. Chỉ số này phản ánh mức độ ảnh hưởng của thực phẩm đến đường huyết. Chỉ số càng nhỏ, tức là thực phẩm càng ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu
+ GI nhỏ hơn hoặc bằng 55 => GI thấp (tốt)
+ GI bằng 56-69 => GI ở mức trung bình
+ GI lớn hơn hoặc bằng 70 => GI ở mức cao (xấu)
- Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao: được cơ thể chuyển hóa nhanh chóng và gây ra sự tăng đột ngột đường Glucose trong máu
- Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp được cơ thể chuyển hóa dần, tạo ra lượng đường tăng từ từ theo thời gian.
*Một số sản phẩm có chỉ số GI thấp:
- Đậu gà : GI 38/150 gr
- Đậu lăng: GI 29/150 gr
- Táo: GI 39/120gr
- Cam: GI 40/120 gr
Gạo Basmati và gạo trắng, loại nào tốt hơn?
Việc lựa chọn loại gạo nào còn phụ thuộc vào sở thích cá nhân và mục đích sử dụng. Thông thường, cả hai loại gạo đều giàu giá trị dinh dưỡng và có thể sử dụng hàng ngày trong bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, với nếu bạn hoặc người thân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, gạo basmati sẽ là lựa chọn tốt nhất cho cơ thể.
Chỉ số GI của loại gạo Ấn Độ này thực sự rất thấp, thấp hơn so với bất kỳ loại gạo nào, chỉ ở mức 50-58. Trong khi gạo trắng có chỉ số GI vượt mức khuyến cáo đối với người tiểu đường, ở mức từ 79-109 (tùy thuộc vào nhãn hiệu và phương pháp chuẩn bị.) Ăn gạo Basmati giúp người tiểu đường, ăn kiêng kiểm soát được lượng đường trong máu, đường huyết không tăng đột ngột và năng lượng được phóng từ từ.
Dù là gạo Basmati hay gạo trắng, hãy luôn đảm bảo rằng bạn duy trì một chế độ ăn uống cân đối và đa dạng, kết hợp với các loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt, việc giảm thiểu việc tiêu thụ thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có thể giúp kiểm soát tình trạng tiểu đường và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.