Angel Fine Foods

5 cách giảm insulin trong cơ thể hiệu quả

Thứ Hai, 11/12/2023
Võ Nguyễn Bảo Khuyên

Insulin là một hormone quan trọng trong cơ thể, giúp điều chỉnh mức đường huyết và duy trì sự ổn định của nồng độ đường trong máu. Tuy nhiên, tình trạng tăng cao mức insulin có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như tiểu đường, bệnh tim mạch và cả thừa cân. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hé lộ 5 cách giảm insulin trong cơ thể hiệu quả. 

Insulin là gì?

Hiểu được insulin là gì sẽ giúp bạn giảm insulin trong cơ thể hiệu quả. Insulin là một hormone quan trọng có vai trò quyết định đối với quá trình điều tiết mức đường huyết trong cơ thể của con người. Được tiết ra từ tuyến tụy, insulin giúp kiểm soát nồng độ đường trong máu, đồng thời tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Khi chúng ta tiêu thụ các loại thực phẩm chứa carbohydrate (tinh bột và đường), hệ tiêu hóa sẽ phân giải chúng thành glucose. Glucose sau đó được hấp thụ vào hệ tủy tuyến tụy và tiếp xúc với các tế bào beta, thúc đẩy tiết ra insulin.

Insulin đóng vai trò như một "chìa khóa" cho các tế bào cơ, mỡ và gan, giúp chúng mở cửa để tiếp nhận glucose từ máu và sử dụng nó để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Tiểu đường (hay còn được gọi là bệnh đái tháo đường) là một tình trạng mà cơ thể không thể tiết insulin đúng cách hoặc không kiểm soát insulin không hiệu quả. Điều này dẫn đến tăng mức đường huyết, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Có hai loại tiểu đường phổ biến: tiểu đường type 1 và type 2. Tiểu đường type 1 thường do cơ thể không tiết ra insulin hoặc tiết ra rất ít insulin. Trong trường hợp này, người bệnh phải tiêm insulin thường xuyên để duy trì mức đường huyết trong khoảng an toàn.

Tiểu đường type 2 thường xảy ra khi cơ thể trở nên không nhạy cảm với insulin, dẫn đến việc tiết ra insulin không còn có tác dụng như trước. Tình trạng này tình trạng này xảy ra do lối sống không lành mạnh của người bệnh.

Nguyên nhân gây kháng insulin

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kháng insulin nhưng 2 nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta không thể kiểm soát insulin đó là: thừa cân, béo phì và tiểu đường type 2. 

  • Thừa cân và béo phì là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến kháng insulin. Khi cơ thể có lượng mỡ quá mức sẽ tạo ra các chất cơ địa gọi là adipokines, làm cho các tế bào insulin sản xuất nhiều hơn. Điều này dẫn đến việc tăng cường tiết insulin để cố gắng giảm mức đường huyết, lâu dần insulin mất đi khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu vẫn đến đến mất kiểm soát insulin. 

  • Tiểu đường type 2 là một trong những tình trạng mà cơ thể trở nên không nhạy cảm với insulin. Thường xảy ra ở những người thừa cân hoặc béo phì, tiểu đường type 2 tạo ra sự kháng cự với insulin, dẫn đến tăng mức đường huyết.

Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác như: do hormone cơ thể hoặc do các yếu tố di truyền. 

Giảm insulin có giảm cân không?

Khi nói đến việc giảm insulin, chúng ta thường đề cập đến việc kiểm soát và giảm nguồn cung cấp carbohydrate, đặc biệt là carbohydrate đơn giản, trong khẩu phần ăn uống hàng ngày. Mục tiêu là giảm cường độ của insulin được tiết ra sau khi ăn, giúp duy trì mức đường huyết ổn định hơn.

Có một liên kết rõ ràng giữa mức insulin và lượng mỡ trong cơ thể. Mức đường huyết cao thường đi kèm với tình trạng tăng cân hoặc béo phì. Điều này bởi insulin khuyến khích quá trình lưu trữ mỡ trong tế bào mỡ. Khi mức insulin giảm, cơ thể có thể tiêu tốn mỡ dễ dàng hơn và hỗ trợ giảm cân. Vì vậy, giảm insulin cũng có thể giảm cân. 

5 cách giảm insulin trong cơ thể

Một cách giảm insulin trong cơ thể hiệu quả là xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối. 

Cân nhắc bổ sung hạt makhana vào thực đơn ăn uống

Hạt makhana, hay còn gọi là hạt sen nổ phồng, là một nguồn thực phẩm giàu protein và chất xơ. Việc bổ sung hạt makhana vào thực đơn ăn uống có thể giúp kiểm soát mức đường huyết và insulin. Đồng thời, hạt makhana cũng cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. 

Ưu tiên các hoạt động thể chất

Khi vận động, cơ bắp tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, từ đó giảm mức đường huyết và insulin trong cơ thể. 

Bổ sung chất xơ hòa tan

Chất xơ hòa tan có khả năng hấp thụ nước giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu đường huyết. Các nguồn giàu chất xơ hòa tan như các loại hạt, quả có vỏ, và ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn tuyệt vời để giảm insulin trong cơ thể.

Thử thêm hạt chia Ấn Độ vào bữa ăn

Hạt chia Ấn Độ là một nguồn cung cấp chất xơ, omega-3, và các dưỡng chất quý giá khác. Việc thêm hạt chia vào thực đơn ăn uống có thể giúp kiểm soát mức đường huyết và đây là cách giảm insulin trong cơ thể hiệu quả. Đồng thời, hạt chia cũng cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Ăn nhiều cá béo

Chất béo không bão hòa giúp tăng cường sự nhạy cảm của cơ thể với insulin và cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng. Do đó bạn nên ăn nhiều các loại cá béo. Các nguồn giàu chất béo không bão hòa bao gồm các loại hạt, các loại dầu cây cỏ, và các loại thực phẩm biển.

Trên đây là 5 cách giảm insulin trong cơ thể hiệu quả. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm về insulin và cách kiểm soát insulin. 


 

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx